Giỏ hàng

Tìm hiểu về "Xương Hóa kê huyết thạch"

Tìm hiểu về "Xương Hóa kê huyết thạch"

Một viên Xương Hóa kê huyết được trạm rồng

Giới thiệu

Xương Hóa kê huyết là một loại đá quý đặc hữu chỉ có ở Trung Quốc, sở hữu màu đỏ tươi như máu gà và vẻ đẹp tự nhiên như ngọc quý. Loại đá này từ lâu đã được xem trọng ngang hàng với ngọc bích và nổi tiếng khắp nơi với danh xưng "quốc bảo".

Theo ghi chép trong sách "Chiết Giang Thông Chí" được biên soạn vào thời Càn Long, "Huyện Xương Hóa sản xuất đá làm con dấu, có những đốm đỏ như chu sa, cũng có màu xanh tím như mai rùa, rất đẹp và gần đây rất khó kiếm được."

Những viên Xương Hóa kê huyết có giá đến hàng tỉ đồng

Nguồn gốc

Loại đá này được khai thác ở núi Ngọc Yến, nằm ở thượng nguồn "Hẻm núi lớn phía Tây Chiết Giang", thuộc phía tây bắc Xương Hóa, thành phố Lâm An, tỉnh Chiết Giang.

Xương Hóa kê huyết được hình thành vào kỷ Jura muộn (khoảng 100 triệu năm trước). Quá trình hình thành diễn ra do sự thẩm thấu liên tục của chu sa vào giữa cao lanh và đất sét. Độ cứng Mohs của đá dao động từ 2 đến 3, trọng lượng riêng từ 2,66 đến 2,9 và thành phần hóa học là Al2(Si4O10)(OH)2.

Trở thành phẩm vật quý từ thời Minh-Thanh, được các hoàng đế triều Thanh yêu thích và chọn làm ấn chương cho mình. Đến nay, tại bảo tàng Anh quốc vẫn còn lưu giữ rất nhiều con dấu, trang sức, tác phẩm điêu khắc làm từ chất liệu này. Mao Trạch Đông có 02 con dấu thường sử dụng được làm từ Xương Hóa kê huyết. Chu Ân Lai từng chọn Xương Hóa kê huyết làm vật phẩm ngoại giao khi trao tặng cho cựu thủ tướng Nhật Bản Tanaka. Các danh gia như Ngô Xương Thạc, Từ Bi Hồng, Quách Mạt Nhược, Tề Bạch Thạch, Bàn Thiên Thọ đều có mối duyên với Xương Hóa kê huyết.

Viên kê huyết này có giá 60.000 nhân dân tệ tức là hơn 200 triệu đồng

Phân loại

Xương Hóa kê huyết được phân làm 3 loại chính đó là

“ĐỐNG ĐỊA KÊ HUYẾT” chiếm 60% sản lượng, độ cứng rơi vào khoảng 2-3 theo thang Mohs. Có độ mỡ bóng, đục hoặc trong 1 phần. Ưu điểm mềm dễ chế tác, nhược điểm là dễ vỡ, dễ nứt. Các chủng loại của Đống địa bao gồm: Chu sa đống, pha lê đống, ngưu giác đống, điền hoàng đống, đào hồng đống, ngũ thái đống, phù dung đống, mã não đống…

“CƯƠNG ĐỊA KÊ HUYẾT” Độ cứng khoảng 3-5.5 theo thang Mohs. Ít bóng, khô, không có độ mỡ bóng như Đống địa. Màu sắc đơn điệu, chủ yếu là màu xám, trắng đen. Chủng loại này lại chia làm “Nhuyễn cương địa” và “Ngạnh cương địa”. Ưu điểm là cứng chắc, nhược điểm là khó chế tác, màu sắc nền không đa dạng. Các chủng loại của Cương địa bao gồm: Cương bạch địa, cương khôi địa, phấn hồng địa…

“NGẠNH ĐỊA KÊ HUYẾT” Độ cứng khoảng 6-7 theo thang Mohs. Tính chất đại khái như Cương địa kê huyết, nhưng chủng loại của Ngạnh địa kê huyết lại có giá trị cao hơn. Điểm đặc biệt của loại này là các đốm chu sa (kê huyết) chỉ bám trên bề mặt đá được gọi là “Bạc bì kê huyết” hay lớp da máu.

Ngoài Xương Hóa kê huyết thì còn có loại Ba Lâm kê huyết, giá trị cũng cao không kém (hơn 2 tỉ đồng)

Giả mạo

Chính vì giá trị cao và hiếm như vậy nên trên thị trường ấn chương có rất nhiều đơn vị làm giả Xương Hóa kê huyết thạch, nhất là làm giả loại “Bạc bì kê huyết”. Các phương pháp làm giả đá kê huyết bao gồm:

 Phương pháp khảm:

  • Quy trình:
    1. Chọn một viên đá Xương Hóa chất lượng tốt.
    2. Trên các mặt nổi bật của viên đá, khoét những lỗ nhỏ với độ sâu khác nhau.
    3. Sử dụng sơn thủy ngân (HgS) màu đỏ để lấp đầy các lỗ.
    4. Để sơn khô tự nhiên.
    5. Đánh bóng và bôi sáp.
  • Đặc điểm nhận biết:
    • Màu sắc của "máu gà" (HgS) được khảm vào không có độ sâu, không có sự chuyển tiếp tự nhiên giữa "máu gà" và đá Xương Hóa.
    • Bề mặt "máu gà" có thể bị nứt nẻ hoặc bong tróc.

Phương pháp tẩm ướp:

  • Quy trình:
    1. Chọn một viên đá Xương Hóa.
    2. Bôi sơn thủy ngân (HgS) vào vị trí cần thiết.
    3. Để sơn khô tự nhiên và lặp lại thao tác cho đến khi đạt được độ sâu mong muốn.
    4. Ngâm viên đá trong nhựa trong suốt cho đến khi ngấm đều.
    5. Phơi khô viên đá.
    6. Đánh bóng bằng giấy nhám mịn.
  • Đặc điểm nhận biết:
    • Nhựa resin dễ bị lão hóa, sau một thời gian sẽ chuyển sang màu vàng, không đồng nhất với màu sắc của đá Xương Hóa.
    • Bề mặt nhựa resin có thể có lỗ nhỏ li ti, dễ dàng quan sát bằng kính lúp.
    • Đá Xương Hóa kê huyết thật không có những đặc điểm này.

Phương pháp dán (Thiết phiến thiết bì)

.          Quy trình:

    1. Sử dụng máy cắt hiện đại để cắt 6 mặt phẳng của viên đá Xương Hóa thành những mảnh mỏng như giấy.
    2. Bôi sơn thủy ngân (HgS) vào vị trí cần thiết trên các mảnh cắt
    3. Làm nóng mặt cắt và dán lại vào viên đá Xương Hóa theo vị trí ban đầu.
    4. Sử dụng giấy nhám mịn tẩm dầu hoặc nước để đánh bóng mối nối giữa mặt lát cắt và đá.
  • Đặc điểm nhận biết:
    • Màu đỏ của "máu gà" trông như xuất hiện từ bên trong viên đá Xương Hóa và phân bố tự nhiên.
    • Tuy nhiên, "máu gà" chỉ có thể tồn tại trên một mặt phẳng.

Người sưu tập đá nói chung và ấn triện kê huyết nói riêng cần thận trọng khi chọn một viên đá có giá trị cao và quý hiếm

--------------------------

Tài liệu tham khảo:

“Trung Quốc tứ đại dạnh thạch thạch chủng giám thưởng- Xương Hóa thạch. Tiền Cao Triều trứ tác. NBX Hải Triều nhiếp ảnh nghệ thuật xuất bản xã”